Tại sao khi uống bia và rượu chung nhau dễ say hơn ?

4.6/5 - (5 votes)

     Sử dụng bia hay rượu đều gây ra hiện tượng say cho người uống. Và khi uống chung cả 2 loại rượu và bia thì lại dễ gây say hơn. Tại sao lại có hiện tượng này? Trong khi cả 2 loại đều chưa cồn ? Cùng Kênh chia sẻ tìm hiểu nguyên nhân “Tại sao khi uống bia và rượu chung nhau dễ say hơn ?” trong bài viết này nhé!

Nội dung chính:

Tại sao uống bia hay rượu lại gây say?

Uống bia, rượu gây say ít hay nhiều tùy theo số lượng bia, rượu được đưa vào cơ thể cũng như khả năng hấp thụ của mỗi người là điều ai cũng biết .Tuy nhiên,  liệu có bao giờ bạn đặt câu hỏi tại sao uống bia rượu lại làm chúng ta say?

Tại sao uống bia rượu chung dễ gây say
Tại sao uống bia rượu chung dễ gây say

Bia hay rượu làm chúng ta say vì thành phần hóa học chính của chúng chứa cồn hay còn gọi là ethanol. Khi chúng ta uống bia rượu, lượng cồn này sẽ được hấp thụ từ dạ dày , ruột non rồi đi theo máu đến gan. Tại gan, chúng làm nhiệm vụ chuyển hóa. Tùy theo mỗi người mà gan có khả năng chuyển hóa lượng cồn khác nhau trong một thời gian nhất đinh. Số cồn còn lại không được chuyển hóa hết sẽ đi lên não và cơ thể gây ra hiện tượng đau đầu, mệt mỏi. Ngoài ra khi lượng cồn quá nhiều so với khả năng chuyển hóa của cơ thể, sẽ có xu hướng gây nôn ói để giúp cơ thể đào thải bớt lượng cồn dư thừa ra ngoài.

Tại sao uống lẫn rượu bia dễ gây say hơn?

Ngoài cồn, trong các loại bia nhà sản xuất thường cho thêm vào các chất phụ gia, hương liệu.., và ga. Các chất này làm kích thích tăng khả năng hấp thụ cồn của cơ thể. Vì vậy khi uống chung  bia với rượu. Lượng cồn được hấp thu vào cơ thể nhiều hơn, lúc đó lượng cồn trong máu tăng cao, nhưng gan chỉ có khả năng chuyển hóa nhất định như đã trình bày bên trên. Lúc đó lượng cồn và các chất độc chuyên được gan chuyển hóa còn lại nhiều hơn bình thường, đi đến não bộ và các bộ phận khác trong cơ thể, gây nên hiện tượng say nhiều và nhanh hơn hơn so với bình thường khi chỉ uống riêng bia hoặc rượu.

Ngoài ra, nhiều nghiêng cứu còn chỉ ra rằng, trong bia rượu ngoại ethanol còn có các dẫn xuất cả alcohol. Khi kết hợp các dẫn xuất này với nhau cũng làm tăng khả năng say của cơ thể.

Có phải uống bia trước khi uống rượu dễ bị say hơn uống rượu trước bia sau?

Có nhiều người cho rằng, khi uống bia trước rồi uống rượu sau dễ say hơn so với việc uống rượu trước rồi mới uống bia. Sự thật như thế nào? Tại sao lại có hiện tượng này?

Thật sự có nhiều trường hợp như vây. Tuy nhiên không có một nguyên nhân nào liên quan đến cơ chế sinh/ hóa học có thể giải thích hiện tượng này. Theo các chuyên gia, nguyên nhân khi uống bia trước rồi mới uống rượu dễ say hơn so với việc sử dụng ngược lại là do tổng lượng cồn đưa vào cơ thể cũng như tốc độ sử dụng, điều này chỉ liên quan đến hành vi con người.

Khi uống bia trước, lượng cồn trong bia ít sẽ làm chúng ta say từ từ, và nhiều người sẽ cảm giác chưa “đủ đô” khi tìm đến thức uống có nồng độ cồn cao hơn là rượu. Lúc này, nhu cầu uống rượu sẽ nhanh và nhiều hơn từ đó dẫn đến lượng cồn đưa vào cơ thể cao hơn dễ gây say, mệt mỏi, đặc biệt vào ngày hôm sau.

Ngược lại khi đã uống rượu trước, nồng độ cồn cao trong rượu khiến chúng ta nhanh có cảm giác say xỉn hơn, từ đó dẫn đến hành vi hạn chế sử dụng bia lại sau khi đã uống rượu. Do đó số lượng cồn đưa vào cơ thể sẽ giảm đi so với việc uống bia rồi mới uống rượu.

 

Có nên uống chung rượu bia cùng nhau không?

Cả rượu và bia đều gây ra hiện tượng say xỉn khi sử dụng quá nhiều.  Tốt nhất chỉ nên sử dụng 1 loại riêng biệt với lượng phù hợp. Trong trường hợp phải uống nhiều lần các loại khác nhau thì nên lưu ý tổng lượng cồn và tốc độc sử dụng. Bởi chúng mới là vấn đề mấu chốt khiến chúng ta say. Do đó, tùy theo khả năng hấp thụ của mỗi người mà sử dụng lượng rượu bia hợp lý để tranh cơ thể say xỉn, mỏi mệt kéo dài, thậm chí gây ngộ độc.